image banner
Di tích – Danh thắng

Khu di tích lịch sử nơi thành lập Chi bộ đầu tiên của tỉnh Long An

* Tên gọi di tích:

Ông Bộ Thỏ tên thật là Nguyễn Văn Thỏ, người làng Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn. Hiện tại di tích này thuộc địa phận ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Lúc bấy giờ ông giữ chức Hương Bộ nên được gọi là ông Bộ Thỏ.

* Sự kiện lịch sử:

Bước vào những năm 20 của thế kỷ XX, các phong trào yêu nước bị Pháp đánh bại.

Quận Đức Hòa với vị trí giáp ranh với Bà Điểm (tỉnh Gia Định) có xã Mỹ Hạnh Nam là một trong các địa danh truyền thống Cách mạng và có địa hình thuận lợi nên các tổ chức yêu nước chống Pháp đều đặt cơ sở ở nơi đây.

Năm 1926, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ tổ chức VIỆT NAM THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ HỘI. Trong lớp học này có đồng chí Châu Văn Liêm – là 01 học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh đã được phái về Miền Nam hoạt động và phát triển tổ chức.

VIỆT NAM THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ HỘI ra đời đầu tiên ở Nam Kỳ và một trong số những hội viên sớm nhất là đồng chí Võ Văn Tần – một thanh niên yêu nước người làng Đức Hòa tỉnh Chợ Lớn.

Sau khi tham gia vào tổ chức, đồng chí Võ Văn Tần cùng em là Võ Văn Ngân đã trở về làng Đức Hòa tích cực tuyên truyền gầy dựng cho tổ chức. Nhiều hội viên được 2 ông kết nạp về sau trở thành những đảng viên trung kiên như Nguyễn Văn Thỏ.

Cơ sở làng Đức Hòa do đồng chí Võ Văn Tần xây dựng chính là cơ sở Cách mạng đầu tiên của quận Đức Hòa cũng như tỉnh Chợ Lớn và Tân An xưa.

Ngày 6/3/1930, đồng chí Võ Văn Tần đã triệu tập cuộc họp bí mật tại nhà ông Hương Bộ - tức Nguyễn Văn Thỏ. Địa điểm diễn ra cuộc họp là một ao cạn cạnh nhà, bên bờ ao có một 1 cây khế hiện vẫn còn sống. Các đại biểu đã thống nhất tuyên bố chuyển chi bộ An Nam Cộng Sản Đảng thành chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam làng Đức Hòa. Chi bộ mới này gồm vẫn 7 đồng chí:

1.    Võ Văn Tần

2.    Võ Văn Ngân

3.    Nguyễn Văn Sậy

4.    Võ Văn Tây

5.    Võ Thị Phái

6.    Nguyễn Văn Ngọc

7.    Nguyễn Văn Thỏ

Đồng chí Võ Văn Tần được tín nhiệm bầu làm bí thư, đ/c Nguyễn Văn Sậy được bầu làm Phó bí thư.

Chi bộ đã ra Nghị quyết lấy thắng lợi cuộc Cách mạng tháng 10 Nga làm nội dung tuyên truyền vận động, vực dậy tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân đồng thời phát triển tổ chức.

05/1930 quận ủy Đức Hòa được thành lập. Đ/c Võ Văn Tần được bầu làm bí thư Quận ủy.

Sau sự kiện thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản làng Đức Hòa và quận ủy Đức Hòa, phong trào Cách mạng từ đó chuyển biến mạnh mẽ.

Ngày 4/6/1930, đứng đầu là đ/c Võ Văn Tần đã đứng ra huy động quần chúng nhân dân biểu tình “xin thuế” và chống địch đàn áp, đó cuộc biểu tình có tổ chức và quy mô lớn nhất ở nước ta lúc bấy giờ tuy bị đàn áp nhưng đã khiến bọn địch phải nhượng bộ và ra lệnh giảm thuế.

Qua đó đã chứng tỏ nhân dân Đức Hòa đã tin tưởng và kiên quyết đi theo đường lối Cách mạng đúng đắn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn.

* Khảo tả di tích

Vườn nhà ông Bộ Thỏ được xây dựng lại dựa theo ký ức của một số phụ lão địa phương.

Là một khu vườn xung quanh có trồng cây tầm vông và một số cây ăn trái. Giữa vườn là một ngôi nhà kiến trúc theo lối cổ. Phía sau nhà là một ao nước hình chữ nhật, bên cạnh ao nước là một cây khế.

Năm 1994 UBND huyện Đức Hòa đã xây dựng tại di tích 1 bia kỷ niệm sự kiện thành lập chi bộ Đảng đầu tiên.

Trên bia có ghi: Nơi đây, ấp Giồng Cám, xã Đức Hòa Thượng, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn vào ngày 06/3/1930 đồng chí Võ Văn Tần chủ trì cuộc họp chi bộ An Nam Cộng Sản Đảng, quyết định chuyển sang thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và tên 7 thành viên đầu tiên.

1. Võ Văn Tần – bí thư

2. Võ Văn Ngân

3. Nguyễn Văn Sậy

4. Võ Văn Tây

5. Võ Thị Phái

6. Nguyễn Văn Ngọc

7. Nguyễn Văn Thỏ

* Giá trị lịch sử của di tích

Di tích lịch sử “Vườn nhà ông Bộ Thỏ” là nơi ghi dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh Chợ Lớn xưa cũng như Long An ngày nay.

Di tích đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong trong lịch sử phong trào đấu tranh yêu nước ở địa phương. Từ sau sự kiện này phong trào kháng Pháp của nhân dân Đức Hòa nói riêng cũng như Chợ Lớn nói chung đã bước sang thời kỳ mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Di tích đã điểm một nét son trong lịch sử của Đảng bộ địa phương vì từ những hạt nhân Cách mạng này, Đảng bộ ở Chợ Lớn Tân An ngày càng phát triển để lãnh đạo nhân dân đi đến thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.

Di tích còn chứng minh cho truyền thống Cách mạng ở địa phương Đức Hòa vì không phải ngẫu nhiên mà Chi bộ đầu tiên được thành lập nơi đây. Điều này chỉ có thể xảy ra ở một nơi hội đủ những điều kiện như tinh thần yêu nước của nhân dân, hình thành, phát triển của giai cấp công nhân và sự giác ngộ truyền bá sâu Chủ nghĩa Mác – Lenin.

Với những giá trị trên, Di tích lịch sử vườn nhà Ông Bộ Thỏ xứng đáng được bảo vệ và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục truyền thống Cách mạng.

 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh